0983-142-735

Gỗ Sồi: Định nghĩa, phân loại và ứng dụng thực tế

Spread the love
  • blank
Gỗ Sồi: Định nghĩa, phân loại và ứng dụng thực tế
Rate this post

Gỗ Sồi là loại gỗ quý, được ứng dụng rất nhiều trong thực tế hiện nay. Vậy gỗ Sồi là gì? Nó có bao nhiêu loại? Ứng dụng ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!

1. Thế nào là gỗ Sồi? Đặc điểm của gỗ Sồi ra sao?

Gỗ Sồi là gì?

Gỗ Sồi là gì?

a. Thế nào là gỗ Sồi?

– Gỗ Sồi có ten tiếng anh là Oak. Kiểu gỗ này được nhập khẩu về Việt Nam từ những thị trường lớn của thế giới như: Anh, Mỹ, Thụy Điển.

b. Đặc điểm gỗ Sồi 

– Gỗ Sồi có chiều cao dao động từ 19.5-22.5 mét, có tuổi đời trên 80 năm.

– Gỗ Sồi có thể tìm thấy ở những nơi đất khô, cát hay sỏi đá vì cây Sồi có khả năng sinh sống ở khu vực này. Ngoài ra, nó còn mang khả năng chống chọi với thời tiết cực lạnh, băng tuyết phủ dày. Theo thống kê, gỗ Sồi sẽ sinh trưởng trong điều kiện từ 7-21 độ C, tốt nhất là tầm 13 độ.

 – Gỗ sồi nở hoa và mọc lá vào cùng một mùa xuân, trên cây có cả hoa đực và hoa cái. Các loại sồi có lá mọc vòng, hoa kiểu đuôi sóc, ra hoa vào mùa xuân, quả dạng quả kiên được gọi là quả đấu, mỗi quả chứa 1 hạt ( hiếm khi 2 hay 3 hạt) mất khoảng 6 – 18 tháng để chín.

2. Gỗ Sồi có mấy loại trên thị trường? 

Gỗ Sồi có mấy loại trên thị trường? 

Gỗ Sồi có mấy loại trên thị trường? 

Gỗ Sồi xét về diện tích thì chiếm khá nhiều ở những khu rừng phương Tây. Vì những giá trị kinh tế mà nó mang lại nên hay được khai thác vào sản xuất các loại đồ gỗ khác nhau. Với tính đặc cứng, chúng còn phát triển ở một số khu vực trên thế giới, có khí hậu ôn đới.

Do những đặc điểm về khí hậu nên gỗ Sồi trên thị trường thường được chia làm hai loại: Gỗ Sồi đỏ (red oak) và gỗ Sồi Trắng (white oak)

  • Sồi Trắng

Là loại gỗ có khối lượng trung bình vào khoảng 769 kg/m3, độ cứng tầm 6049N. Chúng có dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ có biểu đồ màu từ nâu nhạt đến đậm. Về tác dụng, tâm gỗ trắng mang khả năng kháng sâu mọt tấn công cực kỳ tốt vì sở hữu lượng tanin tương đối cao. Bên cạnh đó, nó còn mang vân gỗ thẳng, mặt gỗ trung bình tới thô. Đường tia gỗ sẽ dài hơn so với dòng sồi Đỏ

  • Sồi đỏ

Là loại sồi mang khối lượng trung bình 753 kg/m3, độ cứng dao động trong khoảng 6583N với dát gỗ màu trắng tới nâu nhạt, tâm gỗ sở hữu gam hỗn hợp nâu – đỏ – hồng. Về đặc tính, dễ thấy gỗ Sồi Đỏ có độ cứng và khá nặng, sức chịu lực xoắn tương đối tốt, độ chịu nén cao, dễ uống cong khi gặp nước. Tuy nhiên, đô đặc chắc lại chỉ ở mức trung bình.

Như vậy, nhìn chung, độ cứng của hai loại gỗ về cơ bản là giống nhau. Song. dòng gỗ sồi Trắng lại có độ chống thấm ổn định cùng đường vân đa dạng, đẹp mắt và hấp dẫn hơn so với Sồi Đỏ. Vì thế, chúng hay được lựa chọn để sản xuất, ứng dụng trong thực tế

3. Ưu, nhược điểm chung của gỗ Sồi là gì? 

a. Về ưu điểm

– Gỗ Sồi có đặc điểm khá cứng, chắc, nặng, không dễ bị mối mọt sau khi đã được xử lý, dễ uốn bằng hơi nước

– Có độ chịu lực xoắn và nén cực cao

– Khả năng chống thấm nước tuyệt vời do cấu trúc tồn tại dưới dạng chai, gồm những tế bào gỗ mang độ gắn kết tương đối chặt chẽ

– Gỗ thường có màu nâu trắng, dát gỗ mang màu vàng nhạt.

– Tom gỗ đẹp, vân gỗ thằng và rất dài

– Khả năng chịu máy, bám ốc và đinh tốt

– Gỗ dễ nhuộm màu và đánh bóng khi hoàn thiện sản phẩm

b. Về nhược điểm

Dù là dòng gỗ mang quá nhiều lợi ích xong gỗ Sồi vẫn tồn tại những mặt hạn chế như:

+ Gỗ Sồi khô rất chậm, có xu hướng bị nứt và cong vênh

+ Gỗ Sồi nở khá mạnh khi bị ngấm nước hay do không khí ngoài trời mang độ ẩm cao

4. Ứng dụng của gỗ Sồi 

Gỗ Sồi được ứng dụng làm ván sàn nhà trong thực tế

Gỗ Sồi được ứng dụng làm ván sàn nhà trong thực tế

Gỗ sồi được ứng dụng để:

+ Đóng thuyền, đóng thùng chứa và các nội thất khu vực ngoài trời

+ Đóng các sản phẩm nội thất dùng cho gia đình, ngành công nghiệp

5. Lưu ý khi dùng gỗ Sồi 

Khu sử dụng gỗ Sồi, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:

+ Gỗ Sồi phải có độ ẩm dưới 20% để nấm mốc không gây hại, phát triển được trước khi sử dụng

+ Nên tham khảo ý kiến chuyên gia khi muốn làm đồ nội thất bằng gỗ Sồi

+ Có chế độ bảo quản các sản phẩm làm từ gỗ Sồi sao cho thật tốt và hợp lý nhất để chúng dùng được lâu dài với thời gian

Vậy là, chúng tôi đã cùng bạn đi tìm hiểu về: Gỗ Sồi: Định nghĩa, phân loại và ứng dụng thực tế. Hy vọng rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết trên!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.